您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Estrela vs Santa Clara, 22h30 ngày 23/2: Chia điểm
NEWS2025-02-24 09:16:55【Nhận định】7人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 23/02/2025 05:37 Bồ Đào Nh winner x 2024winner x 2024、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Soi kèo góc Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2
- Chuyện cảnh báo giáo dục đại học toàn thế giới
- Bộ tứ ‘đại gia’ công nghệ Mỹ bỏ 200 tỷ USD chạy đua AI
- Vỡ đập ở Trung Quốc, hàng chục nghìn hecta đất canh tác úng ngập
- Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
- Bảo Ngọc, Đỗ Hà diện đầm cắt xẻ, Mai Phương ngọt ngào với vương miện
- Dubai tự tạo mưa để đối phó với cái nóng hơn 50 độ C
- Nhật Bản đeo 'khẩu trang' cho tượng Bồ tát cao 57 mét
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
- Con trai người sửa khóa 2 lần giành Huy chương Vàng Toán quốc tế
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Pharco vs Modern Sport, 21h00 ngày 21/2: Vượt lên top 9
Phần trình bày của một đơn vị tại Chung khảo hội thi. Ảnh: Công đoàn Viên chức Việt Nam Chung khảo hội thi có 98 thí sinh, được chia làm 14 đội thi, trong đó 10 Công đoàn các ban, bộ, ngành Trung ương và 4 Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố.
Thông qua các phần thi, các đội đã giới thiệu về mô hình cải cách hành chính được thực hiện hiệu quả tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình, đồng thời đưa ra các ý tưởng giải pháp, sáng kiến về cải cách hành chính mới, hữu ích, thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Kết quả cuộc thi, Giải nhất thuộc về Công đoàn Viên chức thành phố Cần Thơ; Giải nhì: Công đoàn Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Công đoàn Cơ quan TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Giải ba: Công đoàn Bộ Nội vụ; Công đoàn Đài Tiếng nói Việt Nam; Công đoàn Viên chức tỉnh Lào Cai; Công đoàn Văn phòng Chính phủ; Giải khuyến khích: Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Công đoàn Bộ Tài chính; Công đoàn Viên chức thành phố Hải Phòng; Công đoàn Viên chức tỉnh Đăk Nông; Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ; Công đoàn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Công đoàn Bộ Ngoại giao.
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam trao Giải nhất cho Công đoàn Viên chức thành phố Cần Thơ. Ảnh: Công đoàn Viên chức Việt Nam Ban Tổ chức cũng trao các giải phụ cách truyền đạt hay nhất, trang phục công sở đẹp nhất, ý tưởng tốt nhất, đơn vị có lãnh đạo cấp vụ trở lên tham dự, đơn vị có đông khán giả; tiểu phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại.
Ban tổ chức Hội thi tặng cờ lưu niệm cho 14 đơn vị tham gia. Ảnh: Công đoàn Viên chức Việt Nam Ban tổ chức hội thi đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, sáng tạo về mặt nội dung và hình thức của các đội thi, trong đó có những ý tưởng, giải pháp có tính đột phá, sáng tạo và khả thi.
Hội thi đã góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức trong việc đề xuất mô hình, giải pháp, sáng kiến cải cách hành chính mới, hữu ích, thiết thực; góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng tham mưu và phục vụ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, công chức, viên chức, đưa nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp vào cuộc sống.
M.M
">14 Công đoàn thi giới thiệu mô hình, ý tưởng cải cách hành chính
5 vụ tự tử chấn động học viện danh tiếng
Hoạt động này nằm chương trình “Điều ước cho em” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ban điều hành Đề án Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan triển khai.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao tặng phòng máy tính, xe đạp cho học sinh khó khăn tại Trà Vinh Tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và đoàn công tác của Bộ GDĐT đã trao tặng 1 chiếc máy lọc nước, 3 chiếc tivi, 30 chiếc xe đạp và 20 suất học bổng (trị giá hơn 200 triệu đồng) cho thầy trò Trường Tiểu học Đa Lộc A, huyện Châu Thành.
Ngoài ra, Bộ trưởng và đoàn công tác cũng thông qua Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành tặng một phòng máy vi tính trị giá 300 triệu đồng cho 1 trường học và 10 chiếc xe đạp cho học sinh khó khăn của huyện.
Bộ trưởng Nhạ một lần nữa nhắc lại ý nghĩa của chương trình là kết nối yêu thương từ những tổ chức, cá nhân có điều kiện tốt hơn tới những nơi thầy cô, học sinh còn nhiều khó khăn. Qua đó, chia sẻ, hỗ trợ để trường học, học sinh vùng khó có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt hơn. Trong đó, chương trình đặc biệt nhấn mạnh tới việc kết nối giữa trường với trường, bạn với bạn.
Theo Bộ trưởng, sự kết nối giúp đỡ không hẳn chỉ về vật chất mà quan trọng hơn là để các em học sinh cho đi hay nhận lại đều cảm nhận được tình yêu thương, hình thành tình cảm yêu quý, giúp đỡ những người khó khăn ngay từ nhỏ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn và tin tưởng chương trình “Điều ước cho em” sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ các tổ chức, cá nhân, để ngày càng có thêm nhiều trường học, thầy cô, học sinh khó khăn được sẻ chia, giúp đỡ.
Sau Trà Vinh, chương trình “Điều ước cho em” sẽ tiếp tục đến với Sóc Trăng, Bạc Liêu và Nghệ An. Trước đó, chương trình đã được khởi động tại tỉnh Bắc Kạn.
Hải Nguyên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng áo ấm cho học sinh Bắc Kạn
Sáng 24/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã tới thăm và tặng quà một số trường học khó khăn của tỉnh Bắc Kạn.
">Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao tặng phòng máy tính, xe đạp cho học sinh khó khăn tại Trà Vinh
Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút
- Trương Quang Thái, (Bến Tre), cựu sinh viên chuyên ngành Tổ chức và dàn dựng sự kiện thuộc khoa Quản lý Văn hóa - nghệ thuật (Trường ĐH Văn hóa TP HCM.)
Trương Quang Thái Hiện tại, Thái là nhân viên tổ chức sự kiện, Công ty du lịch TransViet ở TP.HCM.
“Ngoài ra em còn làm “thợ đụng” nữa, nghĩa là đụng gì làm đó. Thời gian rảnh, em cùng một người bạn điều hành một dự án nhỏ về kinh doanh thực phẩm. Cuối tuần, nếu có chương trình thì em cũng nhận lời đi hát ở những quán cà phê cho vui” – Thái vui vẻ tiết lộ.
Không luyện thi vẫn đậu thủ khoa ĐH
Cấp ba Thái học Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), theo ban chuyên Khoa học tự nhiên. Thế nhưng lần đầu thi ĐH vào năm 2010, Thái lại chọn khối D, đậu thủ khoa ngành Xuất bản của Trường ĐH Văn hóa.
Nhớ lại quãng thời gian thi ĐH, Thái cho biết “Mục tiêu của em lúc đó là chỉ cần đậu thôi là được rồi, không nghĩ là sẽ được cao điểm hay gì hết, nên em cũng không đi học thêm suốt ba năm cấp ba hay luyện thi đại học ở bất cứ “lò” nào hết. Em tự học hoàn toàn ở nhà, cái nào không biết thì đọc thêm sách hoặc hỏi bạn”.
Trương Quang Thái đi hát “Nhưng sau khi học xong một năm thì bản thân em cảm thấy mình phù hợp với ngành Tổ chức sự kiện hơn nên em đã quyết định bỏ học và thi lại”…
So sánh hai thời điểm – khi nhận tin đỗ thủ khoa đại học và tin trở thành thủ khoa đầu ra, Thái cho biết “Thật ra thì lúc đậu đại học em vui hơn vì em biết tin rất bất ngờ. Với lại, vì thi có một trường thôi, nên em cũng hơi lo. Thành ra khi đọc điểm và xem so sánh thấy điểm mình cao nhất, em cũng không tin vào mắt mình.
Hôm trường tổ chức lễ tốt nghiệp, em có lên phát biểu thay mặt sinh viên trường vì là sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc duy nhất, em thấy bà ngoại và mẹ rất vui”.
Có thể nói “bí quyết” giữ ổn định phong độ học tập của Thái là việc tự học.
“Từ hồi cấp ba em đã thích tự học rồi, nên lên đại học không bỡ ngỡ lắm. Môi trường đại học cũng có cái thú vị riêng của nó, nếu bạn không muốn học thì sẽ thấy rất dễ dàng vì thầy cô không kiểm tra bài vở như hồi cấp ba. Nhưng, nếu muốn học tốt, thực sự phải bỏ ra khá nhiều thời gian để nghiên cứu sách vở, nhiều khi em đọc cả cuốn sách rồi chỉ để viết được hai câu trong bài tiểu luận”.
Cắm cổ học rồi chê cực nhọc sẽ không có việc như ý
Lý giải cho việc lựa chọn ngành học Tổ chức và dàn dựng sự kiện, Thái cho biết đây không còn là một ngành mới và đã trở thành một ngành “hái ra tiền” ở nước ngoài từ rất lâu rồi. Thế nhưng, ở Việt Nam thời điểm bốn năm năm trước thì tìm một nơi đào tạo bài bản về ngành này là không thể.
“Vậy nên khi trường em mở khóa đầu tiên, em đã không đắn đo nhiều mà quyết định thôi ngành Xuất bản đang học để thi lại ngành này”.
Ra trường và đi làm được một năm, Thái cho biết dù là thủ khoa thì sau khi ra trường cậu vẫn phải “rải” CV, đi phỏng vấn bình thường để được tuyển dụng như các bạn khác. Từ lúc phỏng vấn đến bây giờ đi làm, sếp và đồng nghiệp cũng chưa biết Thái từng tốt nghiệp thủ khoa.
“Ngoài kiến thức học ở trường, em còn đi làm thêm và tự học thêm tiếng Anh mới đủ khả năng vượt qua mấy vòng phỏng vấn và làm việc đến hôm nay đấy.
Nhà tuyển dụng cũng không quan tâm lắm đến việc bạn có phải là thủ khoa hay không, mà chỉ cần thấy bạn có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang cần hay không thôi. Thành tích học tập sẽ là một điểm cộng rất lớn, sẽ góp phần “làm đẹp” CV của bạn trong quá trình tuyển dụng, tuy nhiên, phần còn lại phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố khác nữa”.
Ngày đầu chính thức đi làm, Thái mang một “cảm giác khó tả”. “Đêm hôm trước em trằn trọc mãi mới ngủ được. Sáng hôm đó em dậy sớm mặc áo sơ mi trắng và đến công ty ngồi đợi".
Lâu nay vẫn có nhận xét rằng việc học ở trường khác xa so với đòi hỏi khi đi làm. Tuy nhiên, Thái lại nghĩ giữa hai việc này không có khoảng cách gì lớn, vì nếu đã tập tành làm việc đúng ngành (dù là công việc nhỏ) trong thời gian đi học thì sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ khi đi làm.
“Em nghĩ nhận định đó chỉ đúng với những ai chỉ biết học mà không chịu ra ngoài va chạm. Mình chịu khó một chút rồi mình sẽ quen, chứ nếu chỉ biết cắm cổ ngồi học mà chê công việc cực nhọc không chịu thử làm thì khó mà tìm được việc gì đúng như ý muốn của mình được”.
“Đi học thì luôn luôn phải làm đúng, còn khi đi làm, đôi khi làm “đúng” theo sách vở thì lại không thể thành công, vì phải phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng nữa.
Không thể vì mình không làm được việc mà mình lại đổ lỗi cho nhà trường đã không dạy. Nhà trường không thể dạy hết được, muốn đi làm, buộc phải tự học thêm. Kiến thức có bao giờ là đủ”.
Thái nhìn nhận “Vừa học vừa làm luôn tốt hơn là học xong rồi mới lọ mọ đi làm, lúc đó người ta đã chạy đến đâu rồi”.
Thủ khoa tốt nghiệp Trường ĐH Văn hóa TP.HCM khóa 2011-2015
- Tốt nghiệp loại: Xuất sắc.
- Điểm tốt nghiệp: 3.68/4
- Thủ khoa đầu vào khối D Trường ĐH Văn hóa TP.HCM năm 2010.
- Thủ khoa đầu vào khối R4 Trường ĐH Văn hóa TP.HCM năm 2011.Lê Huyền - Ngân Anh
">Thủ khoa kép đầu vào – đầu ra: “Em vẫn làm “thợ đụng””
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC. Ảnh: Lê Mỹ Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, nếu hiểu game là ngành nội dung số dựa trên công nghệ số thì điều đầu tiên cần quan tâm là nguồn nhân lực số mà nền móng chính là công tác đào tạo. Trước đây, game được nhìn nhận là trò giải trí, vô bổ nhưng từ năm 2023, quan điểm này đã thay đổi. Năm ngoái, Chính phủ đã không đưa game vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà xem đây là một ngành tiềm năng, cần có động lực thúc đẩy phát triển, thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản.
Tại Việt Nam, đa số những người làm game tự tìm tòi, sáng tạo ra các sản phẩm. Chính sự đam mê, sáng tạo, không ngại khó, khổ và nhanh nhạy nắm bắt thị trường đã đưa ngành game Việt Nam năm 2023 vào top 5 thế giới với hơn 4,2 tỷ lượt tải (theo thống kê của Google).
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều game chưa tốt do thiếu sự bài bản và kiến thức chưa mở rộng. Chính vì thế, đào tạo trở thành môi trường để những người làm game học hỏi, chia sẻ lẫn nhau, làm cho kiến thức không bị mai một và người học có thể biết bắt đầu từ đâu.
Đào tạo ngành game tại Việt Nam cần được làm một cách bài bản. Ảnh: Lê Mỹ Tổng Giám đốc VTC cho rằng từ trước đến nay, vì mọi người chỉ hiểu game là trò giải trí nên không gian về game trở nên chật hẹp. Ông đưa ra định nghĩa game+ và game+++ để mọi người có thể hiểu game như một xã hội thu nhỏ trong thế giới ảo.
Game có thể được mở rộng ra các lĩnh vực khác, có thể là tương lai của ngành giáo dục. Điển hình trong việc học lịch sử, thay vì dạy theo truyền thống một cách khô khan, có thể chuyển hóa bài học thành game có nội dung lịch sử để học sinh tiếp thu nhanh hơn.
Bên cạnh đó, game có thể giải quyết được vấn đề về thực hành, chẳng hạn đối với một số vấn đề thế giới thực chưa làm được, có thể đưa lên không gian ảo để thử nghiệm trước, sau đó chuyển hóa về không gian thực.
Trở lại với công tác đào tạo ngành game, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng tại Việt Nam, game được coi là một ngành nên đã hình thành nghề, nhưng lại chưa có cơ sở đào tạo và cấp bằng về nghề game một cách chính quy. Chính vì thế, để ngành phát triển lâu dài, cần tiến hành đào tạo một cách bài bản. Đối với một sản phẩm game, khâu thiết kế game là quan trọng nhất nhưng ở Việt Nam, công đoạn này vẫn còn yếu, vì thế cần bắt đầu đào tạo từ khâu này.
Cùng quan điểm, TS. Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông CDiT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chủ trì xây dựng Chương trình thiết kế và phát triển game, cũng chia sẻ theo dữ liệu khảo sát trong 3 năm qua, năng lực thiết kế game của Việt Nam còn hạn chế.
Ngành game trong nước chủ yếu nhập, chỉnh sửa, phát hành hoặc thiết kế dòng game đơn giản, chạy theo xu hướng, ít sáng tạo. Cùng với đó, công nghệ thiết kế và phát triển còn lạc hậu, quá tập trung vào dòng game mobile. Các nhà phát triển trong nước chưa tận dụng được thế mạnh công nghệ mới, đặc biệt là AI, dù chủ đề này được nói rất nhiều trong thời gian qua.
Chính vì vậy, để tiến tới mục tiêu tỷ đô, ngành game cần chương trình đào tạo chuyên sâu. Hai năm qua, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo với sự hỗ trợ của cơ quan ban, ngành, các công ty lớn.
Năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chính quy về ngành game, tập trung vào hai lĩnh vực chính là thiết kế kịch bản và phát triển trò chơi. Trong giáo trình sẽ xây dựng kiến thức nền tảng vững chắc liên ngành, kiến thức lịch sử văn minh, văn hóa để học sinh thiết kế câu chuyện, cân bằng, nền kinh tế trong game, ứng dụng AI...
Tại Vietnam GameVerse 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông công bố hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong ngành game về đào tạo nhân sự chất lượng cao.
Trong khi đó, Trung tâm VTC Game Academy cũng ra mắt và ký kết hợp tác cùng các đơn vị có hệ đào tạo chính quy, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nội dung số như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Cao đẳng Thông tin và Truyền thông và các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google để đào tạo nhân sự ngành game.
">Muốn phát triển đường dài, nhân lực ngành game cần được đào tạo bài bản
Diễn viên Alec Baldwin trên phim trường. Ảnh: Shutterstock. Alec Baldwin bị truy tố hồi tháng 1 với cáo buộc ngộ sát quay phim và làm bị thương đạo diễn giữa phim trường. Theo đó, nam diễn viên đang diễn tập một cảnh trên phim trường Rustthì khẩu súng ông cầm trên tay bỗng dưng xả đạn, giết chết quay phim Halyna Hutchins và làm bị thương đạo diễn Joel Souza.
Sau khi sự việc xảy ra, Alec Baldwin khẳng định trong các cuộc phỏng vấn rằng ông không bóp cò súng và không biết tại sao nó lại chứa đạn thật.
Luật sư Luke Nikas của Alec Baldwin đã đề nghị hủy bỏ cáo buộc chống lại thân chủ của mình. Họ yêu cầu một người đàn ông tên là Troy Teske phải chịu trách nhiệm khi đã nạp một viên đạn thật vào súng của Alec Baldwin. Được biết, người đàn ông này đã giao nộp số đạn cho cơ quan chức năng vì cho rằng có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, phía luật sư của Alec Baldwin không hề biết gì về điều này. Họ cho rằng, bằng chứng quan trọng có thể giúp làm sáng tỏ sự thật đã bị che giấu.
Luật sư Luke Nikas nói tại tòa: “Đây là bằng chứng quan trọng trong vụ án chưa bao giờ được tiết lộ cho chúng tôi. Chúng tôi có quyền biết sự thật về nó. Cáo buộc với thân chủ của tôi nên được bác bỏ”.
Sau khi nghe lời khai từ các nhân chứng, thẩm phán đã quyết định hủy bỏ cáo buộc ngộ sát với nam diễn viên. Thẩm phán Mary Marlowe Sommer cho biết: “Việc phát hiện muộn bằng chứng đã cản trở việc sử dụng bằng chứng hiệu quả mang lại công bằng trong quá trình xét xử". Alec Baldwin đã bật khóc tại tòa khi mình được tuyên bố vô tội.
Mỹ Hà
Clip: People
Alec Baldwin khóc nấc trong phỏng vấn đầu tiên sau khi bắn chết quay phimAlec Baldwin nhiều lần rơi nước mắt khi nhắc đến tai nạn thảm khốc trên trường quay khiến nữ quay phim 42 tuổi thiệt mạng hồi cuối tháng 10.
">Nam diễn viên khóc giữa tòa khi được tuyên vô tội trong vụ bắn chết quay phim